4 lý do nghiêm trọng khiến nhà tuyển dụng không muốn đọc Cover Letter
“Be flexible in figuring out the solution” is my mantra, and after 1+ years in fashion photography, it still rings true. Hearst Media Services needs a resourceful Digital
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đi xin việc, một số bạn thường lười hoặc cố tình bỏ qua việc viết Cover Letter, vì các bạn cho rằng bây giờ làm gì còn ai đọc Cover Letter nữa, nhà tuyển dụng bận lắm chỉ đọc CV là đủ rồi. Tuy nhiên, vấn đề đó là không phải nhà tuyển dụng có đọc Cover Letter nữa hay không, mà Cover Letter của bạn có hay và hấp dẫn để khiến cho nhà tuyển dụng đọc không.
Cách mở đầu Cover Letter để nhà tuyển dụng chú ý hơn.
Cách mở đầu Cover Letter để nhà tuyển dụng chú ý hơn.
Như thế nào là một Cover Letter tồi? Hãy tưởng tượng bạn đang đi hiệu sách, bạn cầm một cuốn sách lên và thấy tựa đề thật là chán, đọc mấy trang đầu thấy thật là khô khan, liệu bạn có bỏ tiền ra để mua quyển sách đó về đọc tiếp những trang tiếp theo không? Tương tự như vậy, nếu một Cover Letter mở đầu rập khuôn, không thể hiện được tính cách cá nhân của bạn trong đó, câu mở đầu chung chung mà ở Cover Letter nào cũng có, liệu bạn có nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ đọc tiếp những câu tiếp theo không?
Nếu bạn đang là người viết Cover Letter một cách chung chung như thế, cũng đừng lo lắng quá, vì mình có một số giải pháp cho bạn để sửa lại giúp cho đoạn mở đầu hấp dẫn hơn. Dưới đây là một số ví dụ:
1. “I’m Excited to Apply for [Job Title].”
Có rất nhiều Cover Letter bắt đầu một cách chung chung như “I am writing to apply…”, “I am excited to apply for….”, “I am interested in….”. Những câu ở trên không sai, nhưng đơn giản là chúng quá chung chung và nếu bạn viết như vậy, bạn sẽ chẳng có gì khác biệt với những ứng viên khác cả.
Cách giải quyết
Hãy bắt đầu Cover Letter với niềm đam mê mãnh liệt của bạn dành cho công ty hoặc dành cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Hãy tưởng tượng bạn là nhà tuyển dụng, và bạn nhận được một Cover Letter bắt đầu như này:
“I am constantly checking my LinkedIn, Facebook, Twitter, and Instagram feeds—and not because of Unilever. I stream a new TED talk every day, and as someone who wholeheartedly believes in the power of sharing ideas, I’m positive that I can help spark meaningful conversations as your next Intern.”
Với cách viết ở trên, bạn đang viết theo cách MIÊU TẢ, chứ không phải LIỆT KÊ những gì bạn có. Một đoạn miêu tả cá nhân hoá sẽ dễ đi vào lòng người hơn là một đoạn liệt kê những gì mà người khác có thể đọc được trong CV.
Thêm một tip nữa cho các bạn đang tập viết Cover Letter, đó là đừng cố gắng nghiêm túc quá trong cách viết. Hãy sử dụng những ngôn ngữ đời thường, tưởng tượng xem khi bạn đi phỏng vấn bạn nói thế nào, thì hãy viết vào Cover Letter với giọng văn như vậy.
2. “Mr. X Informed Me About the Opening on Your Team, and I Would Like to Apply…”
Một số bạn cho rằng, việc ghi vào Cover Letter tên một người mà mình quen biết đang làm việc trong công ty sẽ là một cách để gây sự chú ý với nhà tuyển dụng. Điều đó đúng – hoàn toàn đúng! Tuy nhiên bạn có chắc rằng Mr. X chỉ đang giới thiệu vị trí này với mỗi mình bạn, hay người đó cũng đã giới thiệu với vô vàn người khác.
Cách giải quyết
Hãy sử dụng những thông tin mà bạn được người quen trong công ty cung cấp, để tự viết cho bạn một đoạn mở đầu Cover Letter một cách cá nhân và khác biệt với các ứng viên khác. Ví dụ:
“When I heard that your team was facing the challenge of finding product-market fit, I wanted to get involved as soon as possible. Mr. X recommended that I reach out about…”
Việc biết được thông tin gì đó đặc biệt trong công ty qua người quen là một thông tin rất có lợi cho bạn, tuy nhiên việc bạn cần làm là tìm kiếm thêm về thông tin đó và đề xuất hướng giải quyết trong Cover Letter, chứ không phải chỉ đơn thuần nói với nhà tuyển dụng rằng tôi quen biết ai đó trong công ty của bạn.
3. “As a Professional With 5 Years’ Experience in [Industry]…”
Câu ở trên không sai, thậm chí còn rất hay để bạn tóm tắt nhanh kinh nghiệm bạn có trong lĩnh vực này, lĩnh vực kia. Tuy nhiên có một điểm chưa được nếu bạn mở đầu bằng câu này, đó là bạn sẽ thiếu đi phần thể hiện tính cách của bản thân, thứ mà rất cần được thể hiện ra ở trong Cover Letter.
Cách giải quyết
Hãy bắt đầu cách giải quyết bằng một đoạn ví dụ:
“Be flexible in figuring out the solution” is my mantra, and after 1+ years in fashion photography, it still rings true. Hearst Media Services needs a resourceful Digital Sales Director, shoes I can easily fill because of my background with…”
Với cách mở đầu này, bạn có thể thấy bên cạnh việc thể hiện được số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn đã làm, bạn còn có thể viết thêm được một chút về tính cách và kĩ năng làm việc của bạn, ví dụ như ‘figuring out the solution’ như câu trên.
4. “Your Job Ad on [Site] Interested Me…”
Việc viết ra nguồn công việc mà bạn tìm được là điều mình hay khuyên các bạn nên viết trong Cover Letter. Tuy nhiên việc viết cái này ra sao cho hay và không nhàm chán thì cần một số kĩ thuật khác. Ví dụ bên cạnh việc viết rằng bạn tìm thấy công việc này qua nguồn nào, bạn còn cần thể hiện ra được vì sao bạn lại có hứng thú với công việc đó, lí do gì khác ngoài lí do là bạn vô tình thấy vị trí được quảng cáo trên Website.
Cách giải quyết
Trước khi mở đầu, hãy tìm hiểu kĩ về công ty và xem điều gì ở công ty khiến bạn hứng thú, điều gì trong công việc khiến bạn muốn ứng tuyển.
Có thể là bạn thích vision, mission của công ty, có thể bạn thích làm việc trong môi trường thoải mái như agency, có thể bạn thích những nhãn hàng tiêu dùng nhanh hoặc có thể bạn hâm mộ CEO của công ty đó – đó là những lý do bạn có thể nêu trong Cover Letter.
Nếu bạn xem Cover Letter như một bữa ăn tối ở nhà hàng, thì đoạn mở đầu giống như món khai vị. Món khai vị ngon thì người ăn sẽ có hứng thú và cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn các món tiếp theo. Vì vậy, hãy bắt đầu Cover Letter một cách ấn tượng, mang đậm dấu ấn cá nhân của bạn.
Leave a Reply