Lời khuyên cho sếp giúp tuyển dụng nhân viên thư ký
Trước khi đăng tuyển hay phỏng vấn các ứng cử viên, bạn nên lập một danh sách những tính cách quan trọng nhất người trợ lý cần phải có đối với bạn. Viết ra những trách nhiệm
Trợ lý là cánh tay phải đối với bạn, là người khiến sự nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân của bạn diễn ra nhịp nhàng và thuận lợi hơn. Sẽ không khó để tuyển dụng một trợ thủ đắc lực nếu bạn dựa vào những cách sau:
1. Biết mình muốn gì
Trước khi đăng tuyển hay phỏng vấn các ứng cử viên, bạn nên lập một danh sách những tính cách quan trọng nhất người trợ lý cần phải có đối với bạn. Viết ra những trách nhiệm mà người trợ lý cần phải đảm nhận. Trợ lý sẽ chỉ giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc hay cần xử lý một số vấn đề cá nhân của bạn nữa? Bạn cũng nên liệt kê tính cách nào bạn thích làm việc cùng. Bạn thích làm việc cùng một người nghiêm túc hay người dễ tính?
2. Đặt câu hỏi
Hãy đặt thật nhiều câu hỏi để xem cách ứng viên xử lý các tình huống khác nhau. Ví dụ, bạn có thể đặt câu hỏi như sau: “Sếp bạn vừa ra ngoài, và không cách nào có thể liên lạc được. Tuy nhiên, có người cần gặp sếp bạn gấp vì có chuyện khẩn cấp, bạn sẽ xử lý thế nào?”. Cách ứng viên trả lời sẽ cho bạn biết cách họ xử lý ngoài đời thực.
3. Gặp gỡ những ứng viên tốt nhất một vài lần
Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn nên gặp hai ứng viên tốt nhất ít nhất ba lần tại những địa điểm khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn biết cá tính cũng như cách xử lý của từng người trong những tình huống khác nhau.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên có thể tại văn phòng của bạn, cuộc gặp thứ hai tại phòng họp. Cuộc gặp thứ ba có thể tại một nhà hàng. Theo cách đó, bạn có thể quan sát khả năng giao tiếp cũng như các nghi thức xã giao của ứng viên, một việc rất quan trọng khi sau này họ sẽ là người thay bạn tiếp khách hàng.
4. Kiểm tra kĩ năng viết và giao tiếp của ứng viên
Hãy liên hệ với những ứng viên qua e-mail để đánh giá kỹ năng viết của họ. Trợ lý sẽ đảm nhận việc viết lách thay bạn rất nhiều, đặc biệt qua email. Vì vậy, bạn cần chắc chắn họ không mặc lỗi chính tả hay lỗi đánh máy. Bên cạnh đó, hãy gọi điện cho ứng cử để đánh giá kỹ năng trả lời điện thoại của họ. Vì người bạn tuyển dụng sẽ thường xuyên trả lời điện thoại cho bạn.
5. Hãy làm theo linh cảm
Trợ lý là một thành viên vô cùng quan trọng trong nhóm của bạn. Theo một cách nào đó, trợ lý là người thân thiết nhất với bạn trong công việc. Vì vậy, hãy tin tưởng vào cảm nhận của riêng bạn. Nếu một ứng viên có hồ sơ rất tuyệt với những kỹ năng và kinh nghiệm quý báu, nhưng bạn lại cảm thấy không ưng ý, hãy tin tưởng vào cảm nhận của bạn và tìm kiếm các ứng viên khác phù hợp hơn.
Leave a Reply