5 tips viết CV bạn không nên bỏ qua

Không ít ứng cử viên “hồn nhiên” đính kèm file trong thư và không nội dung gì hết. Phần này rất quan trọng,

Bạn có biết, nhà tuyển dụng sẽ không dành quá 6 giây để lọc hồ sơ. Bạn có thể sẽ không được để mắt tới không hẳn vì bạn không có năng lực, mà là vì bạn chưa thực sự thể hiện tốt mình trong 6 giây nhanh chóng mà nhà tuyển dụng lướt qua. Để vượt qua 6 giây “vòng gửi xe”, bạn hãy cân nhắc làm theo những lời khuyên sau:
#5: SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ CHO CÔNG CUỘC TÌM VIỆC?

Chị Linh – cựu sinh viên K50 trường Đại học Kinh tế Quốc dân từng chia sẻ trong một buổi hướng dẫn các bạn sinh viên tại trường thực hiện làm CV có nhấn mạnh tới chữ ASK. Vậy 3 chữ cái A S K hay nói ngắn gọn là ASK có ý nghĩa gì?

chuan-bi-cong-cuoc-search-8morningA : Atitude (thái độ)
Trước hết, hãy chuẩn bị cho mình những thái độ tích cực, chuyên nghiệp, ham học hỏi và thật sự nghiêm túc trong quá trình học việc và làm việc.
Điều này là tiên quyết, là trước hết! Dù cho bạn có tài giỏi tới mấy nhưng thái độ thiếu nghiêm túc, hay thiếu tinh thần làm việc hòa nhập thì sẽ chẳng nhà tuyển dụng nào có thể “chiều” nổi bạn.

S: Skills (kỹ năng)
Hầu hết sinh viên đều có kiến thức (Knowledge) nhưng lại thiếu hụt kỹ năng làm việc. Đơn giản nhất là kỹ năng tin học văn phòng, bao gồm: Word, Excel, Powerpoint,… Đó là những kỹ năng cơ bản cho những công việc cơ bản nhất đòi hỏi bạn cần thuần thục. Sau đó là kỹ năng teamwork, photoshop, thuyết trình,…
Vì vậy, hãy search google ngay những kỹ năng cần thiết cho công việc mơ ước, và lên danh sách đi học hỏi từ những người đã vững những kỹ năng này rồi, hoặc đầu tư đi học ngay và luôn để đảm bảo ra trường bạn không trở thành những chú gà công nghiệp nhé!!

K: Knowledge (kiến thức)
Điều này là cơ bản, là cơ sở nền, là công cụ để bạn phát triển thành kỹ năng, để trở thành một người giỏi trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Chính vì vậy hãy phân bổ thời gian hợp lý, đặc biệt chú ý tập trung những môn học cần thiết, ứng dụng với công việc thực tế và đừng bỏ lỡ.

Đặc biệt, hãy đảm bảo ra trường tối thiểu bạn có chứng chỉ TOEIC đủ với yêu cầu của thị trường lao động. Bạn sẽ cực thấm thía điều này khi ra trường, khi bạn bè mình lương tháng 1000-2000$ còn mình thì mãi chẳng vươn nổi tới mức 10 triệu đồng.
#4: KEYWORDS – CHÌA KHÓA CHO CÁNH CỬA NGHỀ NGHIỆP

Khi làm CV hay tìm ra chìa khóa thành công, bạn cần tìm ra những từ khóa (keywords) cần có để chinh phục và thể hiện nó một cách rõ ràng trong CV của mình.

KEYWORDS nếu được viết như thế này, nó sẽ mang một ý nhị đáng nhớ: KEY WORDS.
Đúng vậy! Cánh cửa nghề nghiệp nào cũng cần có chìa khóa (KEY). Và chìa khóa ấy nằm trong chính những động từ (V – nửa chữ W – Verbs).

Bạn cần sử dụng google – là công cụ tuyệt vời nhất để tìm kiếm các từ khóa của mình. Hãy dùng cụm từ thích hợp để tìm ra những keywords mà mình cần chinh phục. Ví dụ: Marketing Job, Human Resource Job,…

Google sẽ đưa ra hàng rất nhiều kết quả và hãy lựa chọn một vài trang web miêu tả yêu cầu, kỹ năng nghề nghiệp.

Từ đó, hãy lựa chọn những từ khóa thích hợp và tìm kiếm cách thức học tập để biến chúng thành kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần khi recuiment.
#3: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI BẮT TAY LẬP CV

1, Liệt kê Sở thích, Điểm mạnh/Khả năng, Kỹ năng/Kiến thức mà bạn có được ra một tờ giấy (mỗi thứ một cột). Hãy viết càng chi tiết càng tốt.
– Cột 1: Sở thích
Tôi thích đi du lịch, thích nấu nướng, thích làm đồ handmade, thích đọc sách.
– Cột 2: Điểm mạnh/Khả năng
Tôi có thể làm đồ handmade, tôi nấu ăn ngon, tôi làm ảo thuật, tôi thuyết trình thu hút,…
– Cột 3: Kỹ năng/Kiến thức
Tôi có chuyên môn trong nghiệp vụ báo chí/sư phạm/tài chính, Tôi có kỹ năng thuyết kế bằng photoshop, thiết kế slide,…
2, Toàn bộ quá trình hoạt động, làm thêm, tình nguyện,… từ hồi cấp 3 (nếu có) cho đến thời điểm hiện tại.
Hãy ghi chi tiết thời gian, bạn tham gia vị trí gì? Ở tổ chức nào? Bạn học được những kinh nghiệm gì (mỗi hoạt động mô tả không quá 4 dòng)
3, “Mổ xẻ” Job Description
– Hãy đọc thật kỹ từng yêu cầu nghề nghiệp mà bạn ứng tuyển.
– Tìm kiếm thông tin về nhà tuyển dụng một cách kỹ lưỡng.
4, Mix & Match
– Lựa chọn những sở thích, khả năng/điểm mạnh, kỹ năng/kiến thức tương ứng hoặc phù hợp với những yêu cầu công việc đề ra.
– Chọn lọc thông tin tương ứng, viết lại một cách uyển chuyển, khéo léo, thể hiện tinh thần, thái độ và sự phù hợp giữa những gì bản thân có với những cái nhà tuyển dụng cần.
5, Trình bày lại một cách mạch lạc, logic, dễ nhìn.
Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp, thái độ nghiêm túc, sự cầu toàn trong việc trình bày những thông tin ứng tuyển trong CV của bạn.
#2: CÓ CẦN SỬ DỤNG ẢNH TRONG CV? CHỌN ẢNH NHƯ THẾ NÀO THÌ PHÙ HỢP?

Trong CV của mình, bạn có thể dùng ảnh hoặc không dùng ảnh, điều này hoàn toàn không bắt buộc. Tuy nhiên nếu đã cho ảnh vào CV, bạn cần lựa chọn hình ảnh sao cho phù hợp và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Vậy, lựa chọn ảnh thế nào cho phù hợp? Có nhất thiết phải sử dụng ảnh thẻ không?

Thường chúng ta vẫn nghĩ “cái gì” cho vào CV cũng cần phải nghiêm túc. Thực tế những thông tin chúng ta đưa vào CV cần chính xác, càng cụ thể nhưng phải thật súc tích. Thế còn ảnh chèn trong CV nếu như bạn thực sự tự tin vào “độ xinh đẹp” trong ảnh thẻ của mình thì hãy cho vào nhé. Ngược lại, đội khi độ nghiêm túc và “chân thực” của ảnh thẻ lại là một trong những yếu tố khiến 6s mà nhà tuyển dụng dành cho CV của bạn kém ấn tượng.

Hãy chọn một bức ảnh trông bạn ưa nhìn, duyên dáng, xinh đẹp, mà tuyệt đối không phải ảnh selfie hay ảnh kém nghiêm túc nhé! Ai chẳng thích cái đẹp phải không nào
#1: VIẾT THƯ GỬI NHÀ TUYỂN DỤNG

1, Hãy bắt đầu bằng tên file
Chẳng ai yêu cầu không có nghĩa bạn không cần làm. Sự chuyên nghiệp trong từng chi tiết sẽ làm bạn trở nên tinh tế hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Hãy đặt lại tên file theo “cú pháp”: Vịtríứngtuyển_Họtên

2, Đặt tên thư gửi một cách thuận tiện nhất cho nhà tuyển dụng
Một ngày nhà tuyển dụng nhận được rất nhiều thư ứng tuyển, thư công việc. Vì vậy để thuận tiện cho việc họ sẽ soát lại CV các ứng cử viên phù hợp, hãy đặt tên tiêu đề thư một cách rõ ràng, chẳng hặn: Thư ứng tuyển vị trí … – Họ tên.

3, Đừng chỉ gửi kèm “attach file”
Không ít ứng cử viên “hồn nhiên” đính kèm file trong thư và không nội dung gì hết. Phần này rất quan trọng, thể hiện sự chuyên nghiệp, mong muốn, thái độ và kỹ năng làm việc của các bạn.

Trong thư cần nêu rõ:
Kính gửi ai? (Có thể tìm kiếm thông tin (giới tính/tên) nhà tuyển dụng qua việc tìm kiếm google, hoặc đôi khi trong chính email người nhận tin cũng có tên người phụ trách tuyển dụng)
Giới thiệu bản thân trong đúng 1 câu (họ tên, chuyên ngành/chuyên môn)
Biết tới thông tin tuyển dụng qua đâu? Lí do viết thư này là gì/Vị trí ứng tuyển? Mong muốn ra sao?
Tóm tắt một số KỸ NĂNG CẦN NHẤT của bản thân đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng. Thể hiện một thái độ cầu thị và cống hiến hết sức có thể.
Nêu rõ trong thư đính kèm những file gì, tài liệu gì.
Cảm ơn và nhấn mạnh lại một lần nữa mong muốn được làm việc.
Người gửi.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *