Tìm sếp tốt quan trọng đến như thế nào (p1)

Nếu lên mạng tìm kiếm, bạn có thể thấy hàng vạn tài liệu, sách vở nói về ,

Trên bước đường phát triển sự nghiệp của mình, động lực của bản thân là yếu tố cốt lõi, kế đến là cấp trên và đồng nghiệp, khách hàng, đối tác… Trong đó, lãnh đạo đóng vai trò quan trọng, tác động lớn đến tương lai phát triển của nhân viên.

Mỗi cá nhân đều có những mặt mạnh và đam mê riêng. Sếp giỏi “dụng nhân như dụng mộc”, biến người yếu kém thành trung bình; từ trung bình thành khá, giỏi; từ giỏi thành xuất sắc… Nhiều người nói vui rằng, chọn sếp quan trọng như các bạn gái chọn chồng, nhất là đối với những bạn trẻ mới ra trường. Phụ nữ lấy phải chồng lởm khởm coi như khổ cả đời, lấy được chồng tốt cuộc sống sẽ an ổn, hạnh phúc.

Chuyên gia trong lĩnh vực của mình

Khi mới ra trường đi làm, hoặc thay đổi lĩnh vực công việc, tôi thường có xu hướng tìm đến những người lãnh đạo là chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Thực ra thì chẳng có ai có IQ cao hơn bạn quá nhiều. Họ chỉ có được sự thuận duyên về hoàn cảnh và sự quyết tâm cao độ để sự nghiệp được thúc đẩy mạnh mẽ và bền vững. Hãy tìm đến những người đi trước, có những kỹ năng thiết yếu và biết phối hợp các kỹ năng khác. Nếu bạn không đạt được những gì mà người khác đạt được, chứng tỏ bạn còn thiếu và yếu những kỹ năng đó.

Chuyên gia trong lĩnh vực lên tinh thần Les Brown có nói: để đạt được điều gì đó mà trước đây bạn chưa từng đạt được, bạn phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Mà để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình, điều đầu tiên bạn phải tìm được một mentor (người hướng dẫn) và tất nhiên họ cũng là chuyên gia trong lĩnh vực đó.

Hãy tìm đến nhà lãnh đạo có phẩm chất đặc biệt “dành tâm huyết cho sự hoàn hảo”. Trong mỗi việc, họ sẽ yêu cầu bạn nỗ lực làm hết khả năng và kết quả là sếp vượt xa số đông và đón nhận những thành quả mới.

“Gạn đục khơi trong”

Nếu lên mạng tìm kiếm, bạn có thể thấy hàng vạn tài liệu, sách vở nói về nghệ thuật lãnh đạo, cách thu phục người tài, gây ảnh hưởng,… Tuy nhiên, theo anh Vương Vũ Thắng, Tổng Giám đốc Công ty VC Corp, sếp không hiểu nhân viên thì doanh nghiệp không thể thành công, hoặc doanh nghiệp chỉ thành công trong ngắn hạn. Không hiểu nhân viên viên thì không thể giao đúng người đúng việc, vì vậy công việc cũng không thể đạt được hiệu quả cao. Cho nên, điều đầu tiên, bạn cần tìm ra một người sếp hiểu mình, hiểu những điểm mạnh – yếu và tiềm năng phát triển ở bạn.

Khi đi phỏng vấn xin việc, để nhà tuyển dụng xoay bạn như chong chóng có lẽ là chuyện đã cũ. Khi ứng tuyển, bạn cũng cần chủ động tìm hiểu công việc, khôn khéo quan sát, đặt những câu hỏi để tìm hiểu về công ty, quan điểm làm việc, người lãnh đạo mà bạn có thể sẽ thường xuyên tương tác cùng. Bạn cần biết họ có năng lực quan sát nhân viên không, họ có nhìn thấy điểm mạnh – yếu của bạn ở đâu chưa. Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ lưu ý đến nhân viên một lần, mà phải thường xuyên trao đổi công việc, để biết năng lực nhân viên. Cũng có thời điểm họ mạnh, có thời điểm họ yếu hoặc có dấu hiệu đổi khác để nhắc nhở hoặc cất nhắc họ vào vị trí phù hợp.

Trong quá trình làm việc, sếp cũng không thể đợi nhân viên hoàn hảo theo thời gian, mà họ chính là người có thể “gạn đục khơi trong”, giúp cấp dưới phát huy năng lực của mình. Để gạn đục, người lãnh đạo phải tập trung vào những điểm mạnh của nhân viên mà giao việc để họ phát huy hết thế mạnh mình có và hạn chế được điểm yếu, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ họ.

Bạn cũng tránh tìm đến những vị sếp “gạn trong khơi đục”. Đó là những vị sếp có thói quen soi mói những những khiếm khuyết của nhân viên, bỏ qua những điểm sáng nơi họ.

Nếu không giúp được nhân viên trưởng thành, công việc không tiến triển mấy, bản thân vị sếp đó cũng là người không trưởng thành mà thôi. Bởi vậy, bạn cần tìm cho ra những vị sếp biết nâng tầm bạn lên. Ở nơi nào năng lực của bạn được phát triển và được ghi nhận, bạn sẽ thành cao thủ và công ty của bạn mới phát triển bền vững. Đó là chia sẻ của anh Thắng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *