Nguyên tắc sa thải nhân viên thời khủng hoảng dễ dàng

Sáu lời khuyên về cách sa thải nhân viên trên đây sẽ giúp bạn giải quyết một cách tốt nhất tình huống vô cùng khó khăn này. Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ rằng bổn phận của


Việc sa thải nhân viên chắc chắn sẽ chẳng vui vẻ gì nhưng đó là nhiệm vụ của bạn trong vai trò một người quản lý hoặc một doanh nghiệp để kiểm soát tình hình một cách cẩn thận.
Kinh tế khủng hoảng, công ty bạn cũng không thoát khỏi tình trạng sản xuất đình trệ, người lao động không có việc làm. Sa thải nhân viên là cách duy nhất giúp công ty đứng vững lúc này.

Có vẻ như ngày càng nhiều công ty đang lựa chọn việc cắt giảm quy mô để sống sót qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Glaxo Smith-Kline vừa công bố cắt giảm 10.000 việc làm, các ngân hàng như Barclays, Santander cũng vừa sa thải gần 4.000 lao động tại Anh và các hãng sản xuất ô tô của Anh cũng đang cắt giảm việc làm nhanh hơn bao giờ hết. Tất cả những điều này có nghĩa là một số nhà quản lý đang học cách để sa thải nhân viên.
Việc sa thải nhân viên chắc chắn sẽ chẳng vui vẻ gì nhưng đó là nhiệm vụ của bạn trong vai trò một người quản lý hoặc một doanh nghiệp để kiểm soát tình hình một cách cẩn thận. Nếu việc thu hẹp quy mô ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp, thông thường cách tốt nhất là làm một thông báo chung để người lao động không phải hồi hộp chờ đợi. Nếu không, hãy thực hiện sáu lời khuyên dưới đây để có thể sa thải nhân viên một cách lịch thiệp và giảm tối thiểu thiệt hại cho bạn.
1. Hành động nhanh chóng:
Đừng để nhân viên đoán được sự việc trước khi bạn có thông báo sa thải chính thức. Nếu nhân viên bắt đầu lan truyền về khả năng sa thải thì tinh thần của họ sẽ giảm sút nhanh như thể bạn ném một viên gạch vậy. Ngoài ra, những nhân viên tốt nhất của bạn có thể sẽ “nhảy việc” với suy nghĩ họ không còn được trọng dụng nữa.
Đó là lý do tại sao điều cốt yếu khi bạn bắt đầu tính đến việc sa thải nhân viên là bạn cần phải giữ bí mật nó và tổ chức các cuộc họp kín càng sớm càng tốt. Sau tất cả những việc đó, khả năng phá sản của công ty sẽ được lắng nghe và bạn có thể cá rằng những tin đồn sẽ bị lan truyền khắp văn phòng ngay sau khi các cuộc thảo luận, bàn bạc cho thấy việc cần thiết phải thu hẹp quy mô.
2. Hiểu biết các quy định của pháp luật:
Điều gì tồi tệ hơn việc phải sa thải nhân viên? Các vụ kiện tụng sẽ bám theo bạn nếu bạn xử lý việc đó không tốt. Phải làm việc đó mà không có một lỗi nào: Nếu một nhân viên cảm thấy có gì đó sai trái, anh ta sẽ đưa nó đi xa hơn nữa. Thực tế này sẽ là một lý do quan trọng mà bạn cần phải học cách sa thải nhân viên. Để đảm bảo nhân viên bị sa thải không kiện tụng, bạn cần phải thông thạo luật lao động và làm mọi việc chính xác dựa trên sách vở.
3. Có những câu trả lời luôn sẵn sàng:
Mất đi quyền lợi lao động vì khủng hoảng là một kinh nghiệm đau buồn và những nhân viên của bạn xứng đáng được biết bạn đang nói về vấn đề đó một cách nghiêm túc và đã làm tất cả mọi điều có thể vì họ. Đó là lý do tại sao phải rà soát mọi tiểu tiết trước khi bạn sa thải họ. Một số nhân viên chắc chắn sẽ có hơn một vài câu hỏi, do đó bạn hãy cố gắng có những câu trả lời thật khéo léo sẵn sàng cho những yêu cầu phổ biến hơn cả, chẳng hạn như: “ Có bất cứ điều gì để tôi có thể giữ được công việc của mình hay không?” hay “Tôi sẽ được đền bù như thế nào”.
4. Đừng tô vẽ nó:
Sa thải nhân viên có vẻ tàn nhẫn, nhưng bạn phải thực hiện điều đó một cách rõ ràng để các quyết định trở nên dứt khoát. Đừng khiến cho nhân viên của bạn mơ tưởng hão huyền bởi tất cả những gì dối trá đều có thể làm nên một vụ kiện cáo. Bên cạnh đó, bạn đang ở vị trí của người lãnh đạo, và điều quan trọng là bạn phải chịu trách nhiệm khi sa thải nhân viên. Hãy thừa nhận rằng công ty đang gặp khó khăn, việc sa thải là để nó hoạt động hiệu quả hơn, và không có vấn đề gì để tỏ ra khó khăn trong các cuộc nói chuyện đó, đừng bao giờ nói về lòng thương hại hoặc thông cảm. Bạn không phải là một sự mất mát trong sự nghiệp của cấp dưới.
5. Hãy tỏ ra tôn trọng:
Mặc dù bạn cần phải đối mặt với nhân viên và bày tỏ trung thực về tình trạng này, sự phản kháng là không cần thiết khi bạn sa thải họ. Đừng che giấu các tin tức với người lao động và hãy cẩn thận để không gây ra cãi lộn. Có một nhân viên được mọi người yêu mến cùng giúp sức là cách chắc chắn nhất để không đánh mất lòng tôn trọng của những viên còn lại. Trên hết, đừng bao giờ giận dữ và phải giữ thái độ thật bình tĩnh. Đó là cách tốt để sa thải nhân viên mà vẫn giữ được tình cảm của họ, trên thực tế, đây là điều đáng được mong đợi. Tuy nhiên, lúc nào bạn cũng phải tỏ ra là người chuyên nghiệp.
6. Đề nghị được giúp đỡ họ:
Khi bạn sa thải nhân viên, bạn đã tạo ra một thất bại lớn trong sự nghiệp của họ. Trong hầu hết trường hợp, các mối quan tâm mà họ hướng đến chủ yếu là vấn đề tài chính, sự cống hiến và năng suất lao động của nhân viên cũng được bao hàm trong đó. Như vậy, bạn có nghĩa vụ giúp đỡ các nhân viên phải ra đi. Tìm việc trong thời gian này có thể là điều khó khăn, đó là lý do tại sao một số công ty tư vấn và cung cấp việc làm sẵn sàng giúp đỡ. Với tư cách là một nhà quản lý, bạn có thể cung cấp các tài liệu tham khảo, viết một lá thư giới thiệu và thực hiện các thỏa thuận với nhà môi giới lao động.

Sáu lời khuyên về cách sa thải nhân viên trên đây sẽ giúp bạn giải quyết một cách tốt nhất tình huống vô cùng khó khăn này. Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ rằng bổn phận của một nhà quản lý, một người chủ doanh nghiệp là phải đi xa hơn thông báo ban đầu. Khi thông tin bắt đầu lan truyền, những câu hỏi mang tính cấp bách sẽ đến trong đầu những nhân viên bị sa thải, vậy nên điều quan trọng là bạn phải luôn luôn để cửa phòng mở và tiếp nhận bất cứ yêu cầu nào của họ. Bất chấp khối lượng công việc của bạn, hãy cố gắng bình tĩnh và tỏ ra am hiểu, đó là điều tối thiểu bạn có thể làm.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *