3 cách tìm việc đang làm cho bạn thất bại toàn tập
Khi đọc một tin tuyển dụng, các bạn đừng chỉ chăm chăm đọc tên vị trí, tên công ty mà phải đọc kĩ cả nội dung công việc ở đó nữa. Dành thời gian đọc kĩ
Công việc của mình là tư vấn tìm việc cho các bạn trẻ, trong đó bao gồm các phương pháp tìm việc hiệu quả, cách viết CV cũng như phỏng vấn sao cho trơn chu. Trong các ca tư vấn, mình gặp rất nhiều trường hợp vừa gửi CV đã biết fail. Kiểu như này: Quên attach file khi gửi email. Gửi nhầm bản CV cũ chưa sửa. Cover Letter gửi cho chị Ngọc Anh nhưng sau đấy mới biết Ngọc Anh là một anh rất đẹp trai.
Đây là các trường hợp fail kinh điển mà chắc bạn hiền cũng hay gặp xung quanh bạn bè mình. Khi đọc tới đoạn này, chắc nhiều bạn đang thắc mắc là mình không hề dính vào lỗi nào ở trên nhưng CV vẫn không được công ty nào gọi. Tại sao lại thế nhỉ? Thực tế là trong khi bạn tìm việc, bạn đã làm sai rất nhiều thứ mà có thể chính bạn không biết là nó sai đâu. Để mình chỉ cho bạn thấy một số lỗi mà các bạn thường gặp khi đi tìm việc nhé.
1. Gửi đơn đến một đống công ty khác nhau
Nhiều bạn cứ nghĩ tìm việc thì chỉ cần kiên trì là đủ. Tức là cứ gửi đi thật nhiều đơn, kiểu gì chả có chỗ gọi mình.
Cái này đúng. Tuy nhiên, cái chỗ gọi mình đó có phải là một công ty tốt, vị trí làm việc tốt hay không thì bạn phải cân nhắc lại. Việc bạn chỉ dùng 1 bản CV và 1 bản Cover Letter gửi đến một đống công ty sẽ làm cho công ty nghĩ rằng bạn không đầu tư và không nghiêm túc khi ứng tuyển vào vị trí của họ (thực tế là đúng thế thật). Bạn đã nghiên cứu về công ty chưa? Bạn đã sửa lại CV để liên quan đến công việc chưa? Bạn đã tìm hiểu xem trong Cover Letter thì nên để tên aichưa?
Ngoài ra mình cũng hay nhận được một số câu hỏi đại loại như là: Em có nên ứng tuyển vào nhiều vị trí trong một công ty không? Cá nhân mình thấy là không nên, như vậy tạo cảm giác cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người không chắc chắn lắm về định hướng nghề nghiệp của bản thân. Tuy nhiên cũng có một số nhà tuyển dụng tốt bụng có thể recommend bạn sang vị trí phù hợp hơn nếu bạn thực sự ổn. Ví dụ khi mình tuyển Customer Service nhưng đọc được một bản CV của một bạn rất hợp với Marketing, mình đã pass CV đó sang phòng Marketing để họ cân nhắc.
Phương án giải quyết: Chất lượng hơn số lượng
Thay vì thấy vị trí nào hay hay cũng gửi, hãy chọn ra một số công ty mà bạn thực sự thích làm việc, tìm hiểu kĩ về công ty đó, bao giờ có đợt tuyển dụng mới, nộp dơn cho ai, vân vân. Nếu có thời gian hãy đọc các tin tuyển dụng cũ của họ xem họ đòi hỏi kĩ năng gì, kĩ năng nào mình có rồi, kĩ năng nào mình chưa có thì đi học thêm để cho vào CV. Tìm hiểu xem ai là HR Manager, ai là Department Manager, ai là CEO của công ty đó để sửa lại Cover Letter cho phù hợp hơn.
Đương nhiên là những việc trên sẽ làm mất thời gian của bạn hơn là việc cứ cầm một bản CV và Cover Letter gửi đi cho nhanh. Nhưng chắc chắn nếu bạn có đầu tư, bạn sẽ có nhiều cơ hội được gọi đi phỏng vấn hơn đấy.
2. Gửi CV sớm thì có lợi thế gì không?
Okie, bạn mới tìm được một công việc rất hay ho, deadline là tận 30/10, trong khi hôm nay mới có 1/8, còn tận 2 tháng nữa. Thế là bạn nhanh chóng lôi ngay CV và Cover Letter cũ ra để gửi ngay cho nhà tuyển dụng, hi vọng mình là người đầu tiên gửi hồ sơ đến sẽ được ưu tiên hơn. Thực tế thì sao, những người gửi sớm có được ưu tiên hơn không? Không biết các nhà tuyển dụng khác thế nào, với mình, mình cũng chỉ đọc và xếp tạm vào danh sách ‘Fail’ hoặc ‘Pass’ sau đó chờ các hồ sơ tiếp theo thôi. Khi nào có đủ một số lượng nhất định rồi thì mình mới contact các bạn pass để gọi đi phỏng vấn.
Cá nhân mình quan sát được là, những bản CV gửi đến đầu tiên ngay sau khi mình vừa đăng tin thường có chất lượng không cao lắm. Có thể là vì các bạn chưa đầu tư thời gian, nên rất nhiều trường hợp mình đọc những bản CV không liên quan, ứng tuyển cho công ty A thì trong CV viết là công ty B, Cover Letter thì gửi cho chị nào đấy ở công ty C, vân vân. Vì vậy cá nhân mình khuyên các bạn là, nếu các bạn tìm được một công việc rất thích rồi mà deadline vẫn còn nhiều, thì hãy dành ít nhất 2-3 ngày để nghiên cứu vị trí đó thật kĩ, viết lại CV, viết một bản Cover Letter mới thật hay sau đó hãy gửi đi nhé. Gửi sớm cũng không được ưu tiên hơn đâu mà.
3. CV của bạn rất tốt – nhưng công việc thì hơi quá tầm
Các bạn nếu đang phân vân xem có nên gửi cho một vị trí đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn bản thân đang có không, hay hỏi mình là có nên gửi hồ sơ đi không? Mình khuyên là cứ gửi nếu có thời gian, đâu có mất gì đâu, mất chút thời gian thôi ý mà.
Tuy nhiên nếu bạn đang rất áp lực về mặt thời gian và tài chính, cần tìm một công việc ổn định sớm trong khoảng một vài tháng tới, thì hãy biết chọn lọc những công việc phù hợp với bản thân hơn. Như vậy thì bạn sẽ có nhiều cơ hội được gọi đi phỏng vấn và nhiều cơ hội có việc hơn đấy.
Ví dụ bạn học kế toán đi chẳng hạn, và rất thích Big 4. Bạn rất hiểu về công ty, có rất nhiều nhiệt huyết, nhưng bạn thiếu điểm GPA, bạn thiếu kinh nghiệm hoạt động ngoại khoá thì khó mà cạnh tranh được với các ứng viên khác. Hay bạn là một người mới ra trường, tuy rằng cũng có kinh nghiệm thực tập chỗ này chỗ kia rồi, nhưng khó mà có thể ứng tuyển cho một vị trí manager, đòi hỏi 2 năm kinh nghiệm rồi quản lý các thứ được, đúng không nào? Mình đã gặp rất nhiều trường hợp như thế này rồi, CV rất là đẹp, chỉn chu, passion có thừa, nhưng kinh nghiệm chưa có thì cũng fail mà thôi.
Giải pháp: Tập trung vào những công việc vừa tầm
Khi đọc một tin tuyển dụng, các bạn đừng chỉ chăm chăm đọc tên vị trí, tên công ty mà phải đọc kĩ cả nội dung công việc ở đó nữa. Dành thời gian đọc kĩ phần mô tả công việc xem việc cần làm là những gì, kĩ năng đòi hỏi là gì và bạn đã có những kĩ năng đó chưa.
Nếu bạn có thời gian, có thể đọc thử bài cách ứng tuyển công việc dành cho người ít kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thểbook lịch tư vấn với mình để mình có thể hỗ trợ bạn có được một công việc tốt hơn.
Tip cuối cùng, hãy hạn chế ứng tuyển qua các kênh thứ 3 như Vietnamwork hay các trang tương tự. Nếu trong quá trình research ngâm cứu bạn có được contact của nhà tuyển dụng, hãy gửi trực tiếp email cho họ, như vậy bạn sẽ có cơ hội cao hơn một chút đấy.
Trước khi bạn gửi đơn cho bất kì công ty nào, hãy đặt bản thân mình vào vai của nhà tuyển dụng. Nếu mình là nhà tuyển dụng, mình có thấy CV này liên quan không, mình có thích bản Cover Letter này không? Hi vọng là một số tips ở trên sẽ giúp bạn ứng tuyển tốt hơn.
Leave a Reply